Hàn Quốc Triệt Phá Đường Dây Mỹ Phẩm Giả Trị Giá 153 Tỷ – Cảnh Báo Gấp Với Người Dùng Tại Việt Nam
❌ Hàn Quốc vừa công bố một vụ án chấn động ngành mỹ phẩm toàn cầu:
Một đường dây chuyên sản xuất mỹ phẩm giả với quy mô lớn đã bị triệt phá, tuồn ra thị trường hơn 87.000 sản phẩm gắn mác các thương hiệu cao cấp như SK-II, Kiehl's, Estée Lauder... Tổng trị giá tương đương hàng thật gần 8 tỷ won (~153 tỷ đồng).
Đáng nói, hệ thống làm giả này tinh vi đến mức qua mặt cả các chuyên gia. Vỏ hộp, bao bì, mã vạch – tất cả đều giống đến 99%. Thậm chí có sản phẩm còn được “nhái” cả mùi hương và kết cấu như hàng chính hãng.
Mỹ phẩm giả – bên ngoài là luxury, bên trong là… nước lã
Theo kết quả kiểm nghiệm, hàm lượng các thành phần hoạt chất trong sản phẩm gần như bằng 0.
Ví dụ điển hình:
Trong serum SK-II giả – hoàn toàn không chứa Niacinamide, là thành phần chính giúp làm sáng da, vốn là điểm bán hàng đặc trưng của dòng này.
Nói cách khác: người tiêu dùng bỏ tiền triệu để mua về… nước có mùi.
Vụ việc bị lật tẩy nhờ một... nhà phân phối vô tình “mua nhầm”
Điều đáng sợ nhất là: ngay cả nhà phân phối cũng bị lừa.
Một doanh nghiệp định xuất khẩu lô hàng, nghĩ là hàng thật – nhưng sau khi kiểm tra kỹ đã phát hiện sự bất thường và báo cáo lên cơ quan chức năng.
Đó mới là lý do đường dây bị bóc trần.
Và tại Việt Nam – người ta vẫn đang mua hàng từ những nơi "không ai kiểm chứng được"
Ở thị trường Việt Nam, mỹ phẩm “xách tay”, “hàng Mỹ chính hãng giá tốt”, “deal giảm 70%” xuất hiện nhan nhản.
Nhưng đáng lo hơn cả: chính những người tự xưng “bảo vệ cộng đồng”, “chống kem trộn”, “bóc phốt thương hiệu nội địa” lại là những kẻ rao bán mỹ phẩm Hàn – Mỹ – Nhật không chứng từ, không hóa đơn, không nguồn gốc minh bạch.
Hỏi thẳng: Nếu SK-II và Estée Lauder giả đã tràn ra thị trường, thì hàng của bạn Ty bán là thật chứ?
-
Có CO – CQ không?
-
Có hóa đơn VAT không?
-
Có công bố chất lượng với Bộ Y Tế Việt Nam không?
-
Có nhãn phụ tiếng Việt không?
Nếu không, bạn đang mua gì? Và đang tiếp tay cho ai?
Một người từng đi phốt kem trộn… lại đang bán đúng loại nằm trong danh sách hàng giả bị triệt phá.
Cái đáng sợ không phải là hàng fake trôi nổi,
mà là hàng fake được hợp thức hóa bằng chiêu trò "tạo frame đạo đức".
Một bên làm clip bóc phốt, một bên chốt đơn không giấy tờ – người tiêu dùng dễ dàng bị cuốn theo và tưởng mình đang chọn đúng người tin cậy.
Những kênh cần cảnh giác:
-
Số đặt hàng: Dép Lào – 0913.490.122
Tóm lại:
Đừng để lớp vỏ “chống tiêu cực” đánh lừa bạn.
Một người thực sự đạo đức – sẽ không bán sản phẩm không kiểm định, dù lời có ít hơn.
Người bán thật – không cần nói to. Nhưng giấy tờ thì luôn rõ.
0 Nhận xét