Ty Skincare Jun – Nổi nhờ drama, chứ đâu nhờ sản phẩm

 

“Bóc Phốt Cho Vui, Hay Bóc Để Che Mình?”

Trên mạng dạo gần đây có một trào lưu khá… hot:

– Bóc phốt kem trộn,
– Tố ai bán hàng không rõ nguồn gốc,
– Làm clip vạch mặt ầm ĩ, nói chuyện đạo đức, bảo vệ người tiêu dùng,
– Rồi nhờ vậy tăng view, kéo follow, xây hình ảnh kiểu “thanh tra mạng chính nghĩa”.

Nhưng rồi một ngày, có người hỏi:

“Ủa anh ơi, vậy mấy món hàng anh đang bán… là hàng gì vậy?”

Nói người – thì phải nhìn lại mình

Có thể bạn đã từng nghe tới cái tên Ty Phốt Kem Trộn, TikToker nổi lên nhờ “bóc phốt” các cơ sở mỹ phẩm trong nước.

Nhưng rồi người ta bắt đầu để ý:
Chính anh ta cũng đang bán mỹ phẩm Hàn, mỹ phẩm Mỹ, với giá rẻ bất ngờ – nhưng lại không hề có:

  • Hóa đơn đỏ,

  • CO – CQ (chứng nhận xuất xứ & chất lượng),

  • Nhãn phụ tiếng Việt,

  • Bảng thành phần chuẩn từ hãng,

  • Và quan trọng nhất: không có bất kỳ minh bạch nào về nguồn gốc sản phẩm.

Vậy xin hỏi:
Anh tố người khác “không rõ nguồn gốc”, còn mình thì “rõ” ở chỗ nào?
Lấy gì để chứng minh sản phẩm mình thật?
Sao khi bị hỏi giấy tờ, khách lại bị lờ đi – thậm chí chặn luôn?


Người ta nói:
“Lá lành đùm lá rách.”
Nhưng coi bộ bây giờ lại có kiểu “Lá rách đi lột trần lá mục”.
Tức là mình không sạch, nhưng lại dùng chiêu ‘bóc phốt’ để đánh lạc hướng, che đi những điểm mờ trong việc kinh doanh của bản thân.


Tố đúng là việc nên làm – nhưng không được dùng “đạo đức” để dựng sân khấu cho cú chốt đơn mập mờ

Nói cái xấu là cần thiết. Nhưng nếu bản thân cũng chẳng tốt hơn bao nhiêu – thì việc tố người khác chẳng còn giá trị.
Cùng một giuộc mà cứ diễn vai “thanh tra Bộ Y Tế” thì… hơi sai.

Người tiêu dùng ngày nay không cần ai hét to, không cần ai làm màu.
Họ chỉ cần sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hoá đơn đầy đủ, và người bán có trách nhiệm thật sự.


Những kênh cần cảnh giác:


Tóm lại:
Làm người bán, trước tiên phải minh bạch.
Làm người “chống tiêu cực”, trước tiên đừng để sản phẩm mình bán... trùng với danh sách hàng nghi vấn.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét