Giữa “Chống Kem Trộn” và “Bán Hàng Mập Mờ”: Đâu Là Giới Hạn Của Đạo Đức Kinh Doanh?
Trong cộng đồng làm đẹp, ai cũng muốn góp tiếng nói cho một thị trường minh bạch và an toàn. Việc lên tiếng chống hàng giả, hàng trôi nổi – hoàn toàn đáng hoan nghênh. Nhưng vấn đề là: khi người hô hào chống tiêu cực cũng có hành vi thiếu minh bạch, thì liệu còn ai nên được xem là “người bảo vệ” nữa?
Thời gian qua, một cái tên nổi lên với danh xưng “Ty Phốt Kem Trộn” – thường xuyên đăng tải video tố cáo các thương hiệu mỹ phẩm nội địa, lên án kem trộn, và nhấn mạnh chuyện đạo đức trong bán hàng. Cộng đồng từng tin rằng đây là một người “giữ chuẩn mực”, dám nói thẳng, nói thật.
Nhưng giờ đây, nhiều dấu hỏi bắt đầu xuất hiện:
-
Vì sao người luôn miệng yêu cầu minh bạch, lại không cung cấp nổi hóa đơn đỏ hay chứng từ hợp lệ cho sản phẩm mình bán?
-
Tại sao sản phẩm được quảng cáo là “hàng chính hãng” nhưng lại thiếu nhãn phụ tiếng Việt, không bảng thành phần, không công bố tiêu chuẩn?
-
Và khi khách hỏi giấy tờ nhập khẩu, thay vì được trả lời, họ lại bị lờ đi... thậm chí bị block?
Phải chăng, những clip “chống tiêu cực” chỉ là chiêu dựng hình ảnh – để dễ bề kinh doanh các sản phẩm mập mờ phía sau?
Không ai phủ nhận: Chống hàng giả là điều cần thiết.
Nhưng nếu người lên tiếng cũng không sạch, thì tiếng nói đó sớm muộn cũng trở thành một thứ vỏ bọc đầy mâu thuẫn. Không khác gì việc mặc áo blouse trắng để bán thuốc rởm.
Người tiêu dùng ngày nay không còn dễ bị cuốn theo những lời nói đạo lý hoặc chiêu trò dựng frame. Họ quan tâm đến:
-
Sản phẩm có sạch không?
-
Có giấy tờ hợp pháp không?
-
Có dám chịu trách nhiệm nếu có vấn đề không?
Đạo đức trong kinh doanh không nằm ở việc ai nói to hơn, ai phốt nhiều hơn – mà nằm ở cách bạn làm thật sự minh bạch đến đâu.
Những kênh cần cảnh giác:
-
Đặt hàng qua số: Dép Lào – 0913.490.122
Lời nhắn gửi cuối cùng:
Chống hàng giả là chuyện nghiêm túc – không nên biến nó thành công cụ “dọn đường chốt đơn”.
Nếu thật sự minh bạch, hãy bắt đầu từ sản phẩm của chính mình.
0 Nhận xét